Ban chỉ đạo
Tin tức giải trí
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, cán bộ, giảng viên ĐH không ...
Lễ hội giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản diễn ra tại xứ sở hoa anh ...
Tiêu điểm
Mái trường từ Trái tim” là một dự án gây quỹ cộng đồng vì mục đích hỗ ...
|
![]() Lập nghiệp nơi biển đảo Đông BắcMonday, 20/10/2014, 09:41:00 AM
Có những sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) ở Lữ đoàn 242 (Quân khu 3) ra đảo công tác và quyết định an cư trên đảo, nhưng cũng không ít người đưa vợ con ở quê ra đảo lập nghiệp. Cuộc đời binh nghiệp không ít gian lao, nhưng tình yêu với biển đảo góp phần giúp “hậu phương” của họ vượt lên muôn vàn khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống để gắn bó lâu dài với biển đảo Đông Bắc Tổ quốc
Đến giờ, khi đã mua được ngôi nhà khá khang trang trên đảo Cái Bàu (Quảng Ninh) thì gia đình Trung tá Phạm Văn Dương, Phó chính ủy Lữ đoàn 242 mới hết cảnh những năm ở trong ngôi nhà tạm trên đảo Cô Tô. Bên ấm trà, câu chuyện về “cái duyên” gắn bó với đảo của gia đình anh dần tái hiện. Năm 1995, chàng sĩ quan trẻ Phạm Văn Dương nhận quyết định về công tác ở đảo Cô Tô. Những ngày gắn bó trên đảo, anh đã quen và nên nghĩa vợ chồng với cô giáo mầm non Hà Thị Xuyến. Giữa trùng khơi xa xôi, người con gái đất mỏ đã tìm được bến tình yêu. Vợ chồng gần nhau, nên những khó khăn, thiếu thốn về cuộc sống trên đảo được anh chị chia sẻ. Những tưởng cuộc sống cứ êm ả trôi, thì anh Dương nhận lệnh điều động công tác từ đảo Cô Tô sang đảo Cái Bàu. Chị Xuyến nhớ lại: “Tôi vừa sinh con được 8 tháng, chồng lại nhận công tác ở đảo khác, nên những khó khăn trong cuộc sống dồn cả lên đôi vai tôi. Những ngày vắng chồng, nhờ các gia đình của đồng đội chồng trên đảo giúp đỡ, nếu không tôi chẳng biết xoay xở sao”. Nếu như Trung tá Phạm Văn Dương tìm được “hậu phương” trên đảo, thì Trung tá Nguyễn Đình Toản, Phó chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 242 lại đưa “hậu phương” từ đất liền ra đảo. Anh Toản cho biết: “Trước đây, vợ tôi là giáo viên Trường THCS Bắc An (huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Khi tôi thưa chuyện với hai bên gia đình, xin phép đưa vợ con ra đảo lập nghiệp, mọi người trong gia đình không ủng hộ với lý do: Đò xa cách trở, biển cả mênh mông, cuộc sống vất vả và không có nội ngoại giúp đỡ những lúc trái gió trở trời… Thế nhưng, vợ tôi quyết định theo chồng ra đảo, động viên chồng công tác”.
Ra đảo, điện chưa có, đồng lương giáo viên hợp đồng eo hẹp, nên cuộc sống của vợ chồng anh Toản gặp nhiều khó khăn. Chia sẻ những khó khăn với gia đình anh, đơn vị đã dựng căn nhà rộng 25m2, mái lợp phi-brô xi măng, giúp anh chị sớm ổn định cuộc sống trên đảo. Ngôi nhà tuy nhỏ nhưng luôn tràn đầy tình cảm đồng đội, tình yêu thương của người chồng, giúp chị Mến (vợ anh Toản) vơi bớt đi nỗi nhớ đất liền. Những ngày tháng bên nhau chưa được bao nhiêu, anh Toản nhận lệnh công tác ở đảo Thanh Lân và giờ thì đang công tác ở đảo Cái Bàu. Chị Nguyễn Thị Mến chia sẻ: “Theo chồng ra đảo để được gần chồng, vậy mà vì nhiệm vụ nên vợ chồng vẫn phải xa nhau. 12 năm sinh sống trên đảo, tôi hiểu những vất vả của người lính đảo, nên luôn động viên để anh yên tâm hoàn thành nhiệm vụ”. Những ngày xa chồng, một mình chị Mến quán xuyến mọi việc trong gia đình và phấn đấu trong công việc chuyên môn. Từ giáo viên hợp đồng của Trường Mầm non Đồng Tiến, nay chị đã nỗ lực và khẳng định được mình với chức danh chuyên viên Phòng Giáo dục huyện Cô Tô và là hạt nhân gắn kết các hộ gia đình quân nhân trên đảo Cô Tô. Thiếu tá QNCN Lý Văn Bắc, nhân viên quản lý, Phòng Tham mưu Lữ đoàn 242 đưa vợ con từ quê Thái Bình ra an cư tại đảo Cái Bàu. Cuộc sống mưu sinh trên đảo của vợ chồng anh rất vất vả. Chị Nguyễn Thu Hường, vợ anh, phải làm đủ thứ nghề để có thêm thu nhập. Anh Bắc cho biết: “Thương vợ lắm. Ngày nắng cũng như mưa cứ đạp xe gần chục cây số đi làm. Làm nghề chế tác ngọc trai chẳng mấy khi được ăn bát cơm nóng vì luôn phải làm quá giờ”. Nhìn hai con trai khỏe mạnh, ngoan ngoãn, chị Nguyễn Thị Hường rất mãn nguyện bởi tuy vất vả trong cuộc sống, nhưng bù lại chị không còn phải ngày tháng chờ đợi chồng, nhất là khoảng thời gian 6 năm cưới nhau mà chưa có tin vui. Chị Hường nhớ lại: “Ngày xưa đi từ nhà ra đơn vị anh phải qua 6 chuyến phà và cả ngày đi đường mới tới nơi. Có thời điểm vì công việc bận rộn nên 6 tháng anh không về thăm nhà. Thế nên tôi quyết định ra đảo để vợ chồng gần nhau, mong nhanh tìm thấy niềm vui. Và chúng tôi đã được toại nguyện khi hai con trai lần lượt chào đời trên đảo Cái Bàu”. Mỗi “hậu phương” của cán bộ, quân nhân Lữ đoàn 242 an cư trên đảo với lý do khác nhau. Cuộc sống của họ nơi đảo xa tuy có nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng bằng tình yêu tha thiết với biển đảo của Tổ quốc cũng như tạo điều kiện để chồng yên tâm công tác, gắn bó, xây dựng đảo tiền tiêu, họ đã vượt qua tất cả. Thượng tá Phạm Khắc Dũng, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 242 cho biết: “Đến nay, Lữ đoàn 242 có hơn 60 gia đình quân nhân đang sinh sống trên các đảo vùng Đông Bắc Tổ quốc. Điều kiện hoàn cảnh của các hộ gia đình quân nhân vẫn còn những khó khăn, nhưng sự có mặt của “hậu phương” đã giúp cán bộ thêm yên tâm công tác; cuộc sống trên các đảo thêm vui và ấm áp nghĩa tình”. Theo Báo QĐND
|
nghĩa tình đồng đội TRUNG TÂM HỖ TRỢ NHÂN ĐẠO NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI Văn phòng: Tòa nhà C`LAND,số 154 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà NộiĐiện thoại: 086 799 2710
-------------------------- QUỸ NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI TM. BAN QUẢN LÝ ------------------------- Số TK: 0020135553248 Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Chi nhánh Hội Sở, Hà Nội
Danh sách ủng hộ quỹ
Doanh nhân
Ngày 15-5, tại Hà Nội, Hội truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh ...
Công lý | Chính sách
Chỉ hai vụ án hình sự không quá phức tạp, không quá rắc rối, đã cho ...
Liên kết website Mạng xã hội |