Ban chỉ đạo
Tin tức giải trí
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, cán bộ, giảng viên ĐH không ...
Lễ hội giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản diễn ra tại xứ sở hoa anh ...
Tiêu điểm
Mái trường từ Trái tim” là một dự án gây quỹ cộng đồng vì mục đích hỗ ...
|
![]() Làm báo trong chiến hào Điện BiênTuesday, 13/01/2015, 13:50:00 PM
Nhận nhiêm vụ trực tiếp của chính ủy Đại đoàn và Chủ nhiêm chính trị, tôi (Lê Nguyên) lao vào chuẩn bị nhân sự và mọi phương tiện cần thiết cho báo Anh Dũng (Tờ báo của Đại đoàn ra đời từ chiến dịch Hòa Bình). Lần này biên tập, in ấn và phát hành ngay trong chiến hào. Số báo đầu tiên, bài vở tập trung cho chủ đề kéo pháo, chuẩn bị đánh chắc, tiến chắc… Đã đánh là phải thắng theo mệnh lệnh trực tiếp của anh Văn – Võ Nguyên Giáp, Đại tướng, Tổng Tư lệnh, Tổng chỉ huy trưởng mặt trận Điện Biên Phủ.
Khi Đại đoàn 312 cùng các đại đoàn bạn đã ở thế chủ động vây chặt tập đoàn cứ điểm, cũng là lúc tòa soạn báo Anh Dũng ổn định vị trí tác nghiệp của mình. Đó là một căn hầm rộng 8m2, sâu dưới lòng đất 2m, có thể chống đỡ được các loại bom thường và đạn pháo của địch.
Họa sỹ Nguyễn Thụ lo phần trình bày mỹ thuật, (sau này là hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội). Họa sỹ Huy Toàn lo phần minh họa, cùng với tổ in lo phần in thủ công trên mặt đá li-tô. Chữ và tranh minh họa phải viết và vẽ người quen đòi hỏi “tay nghề” phải thành thạo. Giấy in là loại giấy dó từ hậu phương Phú Thọ đưa lên bằng xe thồ cùng với các bao gạo tiếp viện cho mặt trận. Một tiểu đội phát hành trong biên chế của tòa báo, sẵn sàng phát báo xuống từng trận địa, những số báo còn nóng hổi tin chiến thắng.
Ngày N, giờ G, Đại đoàn 312 được vinh dự nổ súng đầu tiên vào cụm cứ điểm Him Lam, mở màn chiến dịch. Pháo binh của ta đã hoàn toàn áp đảo trận địa pháo địch. Viên chỉ huy pháo của địch là quan ba Pirốt đã phải tự sát. Tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Danh cùng Phan Đình Giót đánh bộc phá mở hết cả một bãi rào, áp sát đến lô cốt thì phải dừng lại vì hỏa lực đich. Bất ngờ Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Khẩu đại liên của địch câm họng… Tổ xung kích của ta tràn lên đánh chiếm hoàn toàn cứ điểm. Tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Oanh phất cao lá cờ chiến thắng, lúc đó mới 4 giờ sáng, trời Điện Biên chưa sáng hẳn.
Ngay chiều hôm đó, báo đã in xong, có bài tường thuật chiến thắng ròn rã mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ, với tấm gương hy sinh lẫm liệt của người chiến sĩ xung kích Phan Đình Giót. Vừa là phóng viên, vừa là phái viên của tòa báo, tôi bám sát các trận đánh. Mỗi lần về đến sở chỉ huy, chúng tôi phải tường thuật những chi tiết sống bằng cảm quan của một phóng viên trước chủ nhiêm chính trị Đại đoàn và Bộ Tư lệnh đại đoàn. Báo in hai mặt, được cuộn lại từng bó. Các chiến sĩ vai súng, vai áo đi xuống từng đại đội, lúc trở veeflaij mang những tin tức mới cho toà soạn. Một trong những “lá thư” tường thuật ấy là của Nguyễn văn Hải- C618 D428- Chiến sĩ thi đua Đại đoàn. Lá thư viết trên mặt giấy in Logo của tiểu đoàn lê dương số 6- còn dính bụi cát vả cả khói đạn… Bức thư viết: Kính gửi anh Lê Nguyên! Em đang ở trên đồi C đây, trước mặt em, cách 20 m là bọn địch. Chúng nó vừa bị chiến sĩ ta đánh bật khỏi đỉnh đồi. Rất có thể địch liều chết chiếm lại. Trước mắt em là khẩu súng phóng lựu đạn, súng trường lắp sẵn lưỡi lê, tiểu liên… Em tranh thủ ngưng tiếng súng, viết cho anh vài dòng để anh có tài liệu viết báo… Trong chỉnh huấn chính trị, tôi thường xuyên xuống C618 nên coi Hải như là em kết nghĩa. Hải mới 18 tuổi, có ông bố đi làm phu cho bọn Nhật, bản thân phải đi ở cho địa chủ. Một lần nấu cám lợn, mệt quá, Hải ngủ gục bên bếp, mụ chủ túm tóc dập đầu vào vành nồi cám, máu chảy kín mặt, nay vẫn còn vết sẹo dài trên trán. Ngày 1/5/1954, lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận. Lúc này vòng vây của ta đã xiết chặt. Đường hòa từ phía Đông , phía Tây đã cắt đứt sân bay. Địch còn bao nhiêu hỏa lực, cả mấy xe tăng còn lại chúng dồn phản kích quyết liệt.
Trí Việt, chàng trai Bến Tre, Chính trị viên C245 viết cho Lê Nguyên như một bài tường thuật trận đánh thọc sâu vào trung tâm chỉ huy sở của địch bên sông Nậm Rốm. Mở đầu trận tổng công kích, C618 lãnh nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm 505. Vẫn là Nguyễn Văn Hải, cùng với Quý, như một mũi nhọn đánh chiếm phần nửa cứ điểm. Quý ôm mũ sắt chất đầy lựu đạn… Hải vòng tay lại đằng sau, ném hết trái trái này đến trái khác, hết cả một mũ lựu đạn. Địch càng điên cuồng, còn bao nhiêu đạn pháo chúng trút như mưa trước khi giẫy chết. một mảnh bắn văng vào mắt trái , Hải vẫn hăng máu không biết đau đớn và đã mất một mắt.
Về đến trạm thương binh, Hải mới kể lại cho tôi nghe. Ngày 7-5-1954 Lê Nguyên xuống đại đội 336-E209. Lúc này mưa đã ngập bùn. Có đoạn hào ngập đến đầu gối. Đã trông thấy sông Nậm Rốm và cầu Mường Thanh… Đường hào râu tôm , bùn non pha máu , bông băng nổi bồng bềnh. Mỗi ngách hào đều có một hai chiến sĩ, trên tay vẫn lăm lăm súng đạn, không chiến sĩ nào không băng bó trắng đầu. Lê Nguyên
|
nghĩa tình đồng đội TRUNG TÂM HỖ TRỢ NHÂN ĐẠO NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI Văn phòng: Tòa nhà C`LAND,số 154 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà NộiĐiện thoại: 086 799 2710
-------------------------- QUỸ NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI TM. BAN QUẢN LÝ ------------------------- Số TK: 0020135553248 Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Chi nhánh Hội Sở, Hà Nội
Danh sách ủng hộ quỹ
Doanh nhân
Ngày 15-5, tại Hà Nội, Hội truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh ...
Công lý | Chính sách
Chỉ hai vụ án hình sự không quá phức tạp, không quá rắc rối, đã cho ...
Liên kết website Mạng xã hội |