Ban chỉ đạo
Tin tức giải trí
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, cán bộ, giảng viên ĐH không ...
Lễ hội giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản diễn ra tại xứ sở hoa anh ...
Tiêu điểm
Mái trường từ Trái tim” là một dự án gây quỹ cộng đồng vì mục đích hỗ ...
|
![]() Nhà giam Chín Hầm: Quan tài chôn những người đang sốngFriday, 19/09/2014, 09:15:00 AM
Trong lòng xứ Huế mộng mơ có một nhà tù - nơi được mệnh danh là “địa ngục trần gian” - Nhà giam Chín Hầm do Ngô Đình Cẩn cải tạo từ một nơi để vũ khí đạn dược do người Pháp để lại.
Nhà giam Chín Hầm tồn tại từ năm 1954 đến 1963. Ngay ngày gia đình họ Ngô bị đảo chính, Ngô Đình Cẩn bị bắt, người dân xứ Huế đã lên nhà giam Chín Hầm đập phá tan hoang. Nửa thế kỉ đã đi qua, nhà giam Chín Hầm ngày nay vẫn còn lại dấu tích minh chứng cho tinh thần yêu nước, sức mạnh quật cường của đồng bào ta, của những chiến sĩ cách mạng khi đối mặt với sự tàn độc vô độ của bạo chúa khét tiếng Ngô Đình Cẩn. Sau khi Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống Việt Nam Cộng hòa đã hình thành một chế độ độc tài gia đình trị họ Ngô. Đại diện cho gia đình trị họ Ngô ở miền Trung và cao nguyên Trung phần là Ngô Đình Cẩn. Là con thứ 8 trong gia đình, khác với các anh em trong nhà ai cũng học hành đàng hoàng, Cẩn chỉ học bậc tiểu học, hết lớp 3 thì nghỉ. Khi lớn lên có sở thích mặc áo dài the, đầu đội khăn xếp, miệng nhai trầu, chân đi guốc mộc nghênh ngang giữa đường. Cẩn ở nhà phụng dưỡng bố mẹ và thờ cúng tổ tiên nên được anh chị em trong nhà quý mến. Cẩn tự xưng là cố vấn đặc biệt của các tỉnh miền Trung và cao nguyên Trung phần thành lập bè đảng và tay sai gây nhiều tội ác cho đồng bào miền Trung và đặc biệt là việc dựng lên nhà giam Chín Hầm. Trước thời Cẩn, khu vực này vào năm 1941 thực dân Pháp xây dựng bê tông cốt sắt rất kiên cố để giấu vũ khí. Năm 1946 thực dân Pháp quay lại và biến nơi đây thành nơi giam giữ tù binh. Năm 1954, Ngô Đình Cẩn tình cờ đi săn bắn phát hiện thấy đây là nơi lý tưởng để thủ tiêu các chiến sĩ cách mạng, ông ta nhanh chóng cải tạo khu vực này và gọi là Chín Hầm. Tượng đài bất khuất tại Khu di tích lịch sử Chín Hầm. Ngôi biệt thự của Ngô Đình Cẩn cách “địa ngục trần gian” 100 m, như so sánh một bên thiên đường, một bên địa ngục. Cẩn là người máu lạnh, dù gì, nhà giam Chín Hầm cũng là nơi giam cầm tù nhân chính trị, và những ai chống đối với gia đình họ Ngô. Ngoài tù cộng sản còn có không ít các sinh viên, tăng ni, phật tử, thương nhân… Có thể gọi nhà giam Chín Hầm là hầm xay thịt vì có hàng trăm sinh mệnh đã bị bức tử trong đó. Nhưng, hằng ngày bạo chúa miền Trung ở cách đấy không xa vẫn vui thú điền viên, ăn chơi xa xỉ. Hầm số 1, 2, 3 ở phía trước đỉnh đồi. Hầm số 4, 9 trên đỉnh đồi. Sau đỉnh đồi là hầm số 5, 6, 7, 8. Tùy thành phần phạm tội khác nhau bị giam giữ ở các hầm khác nhau. Hầm nào cũng xây dựng bê tông cốt sắt. Mỗi hầm có duy nhất một lỗ thông hơi. Mỗi hầm có 20 chuồng cọp. Ngày nay, một tượng đài sừng sững và uy nghiêm để tưởng nhớ những người đã hy sinh tại Chín Hầm. Tượng đài bất khuất khắc lại hình ảnh ba đồng chí còn sống sót ở hầm số 8, căn hầm quỷ quái, khốn khổ nhất. Bên cạnh đấy là đền thờ tưởng niệm những người đã hy sinh tại đây. Tượng đài bất khuất tại Khu di tích lịch sử Chín Hầm.
Bên trong nhà giam Chín Hầm Khác với các nhà tù ở Côn Đảo, Phú Quốc, 7 đến 10 ngày người tù còn được ra ngoài để nhìn ánh sáng thiên nhiên, còn được dội trên mình những gáo nước dù chỉ thấm ngoài cơ thể. Nhưng ở đây thì không. Nhà giam Chín Hầm như một cái quan tài chôn những người đang sống. Đôi khi chuột cắn cụt cả ngón chân không đủ sức mà cựa người. Hầm số 6 dùng để tra tấn. Mô hình tù nhân bị giam trong nhà giam Chín Hầm. Thời gian tra tấn từ 1-3h sáng. Có thể xẻo từng miếng thịt một. Treo ngược tù nhân cho đi tàu bay xích đu. Hoặc chúng cho uống nước xà phòng rồi dẫm lên bụng. Tra điện vào đầu ngón tay, ngón chân. Dùng búa đánh vào mắt cá - nơi đau đớn nhất của cơ thể. Mục đích của Cẩn là làm nhụt ý chí đấu tranh, làm cho sống không bằng chết, sống trong quằn quại đau đớn. Ở hầm số 5, có những khi 30, 40 người chết vì ngột ngạt, đói khát, tra tấn. Lính chỉ đào một hố to đổ người xuống rồi để nhành khô lên trên. Lính không tử tế sẽ đem xác vứt vào các khe núi có nước để xác trôi đi, hoặc ném ra bìa rừng làm mồi cho hổ. Tù nhân chết nhiều vô số kể. Hiện nay còn rất nhiều những ngôi mộ vô danh của những người tù cộng sản hy sinh. Một trong những bức ảnh được trưng bày tại phòng lưu niệm của nhà giam Chín Hầm ghi lại khoảnh khắc bước dần đến cái chết của bạo chúa miền Trung. Dưới bức ảnh ghi chú: “Ngày 9/5/1964, Ngô Đình Cẩn bị xử tử ở nhà giam khám Chí Hòa”. Lúc này một phần vì nỗi lòng tang tóc, lại do ăn uống không đầy đủ nên suy kiệt về tinh thần và thể xác, khi đưa ra pháp trường xử tử thì Cẩn không còn sức để đứng mà phải dìu. Kết cục tang thương liên tiếp của gia đình họ Ngô là luật báo ứng nhân quả của kẻ đã gây ra tội ác đời đời, kiếp kiếp không bao giờ gột rửa được
|
nghĩa tình đồng đội TRUNG TÂM HỖ TRỢ NHÂN ĐẠO NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI Văn phòng: Tòa nhà C`LAND,số 154 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà NộiĐiện thoại: 086 799 2710
-------------------------- QUỸ NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI TM. BAN QUẢN LÝ ------------------------- Số TK: 0020135553248 Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Chi nhánh Hội Sở, Hà Nội
Danh sách ủng hộ quỹ
Doanh nhân
Ngày 15-5, tại Hà Nội, Hội truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh ...
Công lý | Chính sách
Chỉ hai vụ án hình sự không quá phức tạp, không quá rắc rối, đã cho ...
Liên kết website Mạng xã hội |