Ban chỉ đạo
Tin tức giải trí
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, cán bộ, giảng viên ĐH không ...
Lễ hội giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản diễn ra tại xứ sở hoa anh ...
Tiêu điểm
Mái trường từ Trái tim” là một dự án gây quỹ cộng đồng vì mục đích hỗ ...
|
![]() Giám sát thực hiện chính sách người có công - Bài 1: Hy sinh trong khi làm nhiệm vụMonday, 28/04/2014, 13:00:00 PM
Bà Đinh Thị Hải Đăng, trú tại 9A đường Lý Thường Kiệt, phường Thạch Thang (quận Hải Châu, Đà Nẵng) có thư gửi Báo Đại Đoàn Kết phản ánh trường hợp mẹ của mình là bà Hồ Thị Rư chưa được Sở LĐTB&XH Thừa Thiên - Huế xem xét công nhận liệt sĩ vì vướng quy định tại Thông tư liên tịch 28 giữa Bộ LĐTB&XH-Bộ Quốc phòng. Để rộng đường dư luận, Đại Đoàn Kết đã tìm hiểu về vấn đề này.
![]() A Chước Đen, tức Đinh Thị Hải Đăng bên ngôi mộ tập thể,
nơi có thi hài mẹ mình là bà Hồ Thị Rư, tức Trần Thị Rư
A Chước Đen tìm về nguồn cội
A Chước Đen là tên em tự đặt lúc ở Cô nhi viện Đà Nẵng. Mãi đến khi theo học lớp y tá ở Quảng Nam (năm 1977), em mới đổi thành Đinh Thị Hải Đăng, rồi lập gia đình và hiện đang trú tại số 9A đường Lý Thường Kiệt, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
A Chước Đen cho biết, tháng 4-1963, em cùng với 12 đứa trẻ đã bị máy bay trực thăng của Mỹ "bốc” về Đà Nẵng và sau đó được đưa vào nuôi ở một cô nhi viện tại quận 3. Đằng đẵng 40 năm không nguôi khát vọng tìm kiếm cội rễ, mãi đến năm 2003, A Chước Đen mới có dịp trở lại vùng đất mà mình đã sinh ra và tìm hiểu nguyên nhân vì sao mình phải rời xa nó. Đó cũng chính là mảnh đất T’Râu của xã Thượng Quảng bây giờ.
Qua tìm hiểu, A Chước Đen mới biết, năm 1960, khi em vừa vài tháng tuổi, làng T’Râu đã trải qua một cuộc tàn sát làm gần hai trăm dân làng bị giết, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Sau cuộc tàn sát dã man này, để tồn tại, dân làng T’Râu phải trốn vào rừng sâu và sau đó quay về thung lũng khe Ma Sua, gần biên giới Việt-Lào, giáp giới với huyện Tây Giang của Quảng Nam hiện nay để sinh sống. Nhưng lũ giặc đã không để dân làng yên nên năm 1963 chúng lại cho quân đổ bộ và tiếp tục cuộc tàn sát làm cả trăm người dân bị chết. A Chước Đen cùng 12 đứa trẻ khác bị chúng lùa lại, đưa lên trực thăng rồi trở về cô nhi viện ở Đà Nẵng.
Theo chỉ dẫn của dân làng, A Chước Đen đã tìm được khu vực chôn tập thể trong trận càn năm ấy và đã cải táng, quy tập về nghĩa trang xã Thượng Quảng, trong đó có mẹ của em là bà Hồ Thị Rư hay còn gọi là Trần Thị Rư (như khắc ở bia mộ) năm 2004.
Bà Hồ Thị Rư là ai?
Theo ông Lê Sáu, bà Hồ Thị Rư là một cơ sở làm liên lạc, nuôi dưỡng, bảo vệ cán bộ của huyện, của tỉnh, của xã hoạt động nằm vùng ở Thượng Quảng, huyện Nam Đông từ năm 1958, là nơi thường lui tới của cán bộ Liên khu 5.
Cũng theo lời vị cán bộ lão thành này, bà Hồ Thị Rư là người khá đẹp lại biết nghề y. Nhờ cất công tìm hiểu, ông Lê Sáu mới biết bà Rư là người mang hai dòng máu vì mẹ của bà Rư quê ở Nam Phổ Hạ-Truồi (Phú Lộc), lấy chồng người Cờ Tu nên khi lớn lên bà được mẹ dạy cho tiếng Kinh. Nhờ bà Hồ Thị Rư biết nghề y lại thạo tiếng Kinh nên từ năm 1959, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đều dựa vào sự giúp đỡ của gia đình bà. Chính các ông Ngô Lén (tức Hà, Bí thư Tỉnh ủy), ông Lê Sáu, Lê Tự Lập và Phạm Hữu Viên (tức Xuân - cha tôi) trong thời gian lên Thượng Quảng hội họp đều ăn ở tại ngôi nhà của bà.
Ông Lê Sáu dặn tôi đọc cuốn sách "Làng T’Râu của tôi” do A Chước Đen, người con gái còn sống sót duy nhất của bà viết để hiểu thêm về nhân vật bà Rư là vì vậy. Tuy nhiên, khi đọc lời xác nhận của ông Lê Sáu chứng thực về chuyện bà hy sinh (để làm hồ sơ công nhận liệt sĩ) và đối chiếu với sự kiện mà trước đó ông đã kể khi tôi thực hiện bài bút ký "Ký ức về cha tôi” đăng trong tập sách "Bản tường trình từ cuộc sống” (NXB Văn học 2012), tôi có áy náy về thời điểm xảy ra sự kiện.
Ông Lê Sáu ghi: "Tôi đã giáo dục, tổ chức bà Hồ Thị Rư ở làng T’Râu làm cơ sở liên lạc, nuôi dưỡng, bảo vệ cán bộ của huyện, của tỉnh, của xã hoạt động nằm vùng ở Thượng Quảng... Bà bị giặc giết trong vụ thảm sát năm 1963 trong lúc đang làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ. Tôi biết việc này vì tôi là Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Phú Lộc, người giao nhiệm vụ cho bà Rư trực tiếp mục kích công việc bà nuôi dưỡng, bảo vệ cán bộ. Sau khi nghe bà bị giặc giết, tôi đã đến tham gia việc mai táng bà...”.
Hữu Thu
Bài 2: Những chứng cứ rõ ràng
|
nghĩa tình đồng đội TRUNG TÂM HỖ TRỢ NHÂN ĐẠO NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI Văn phòng: Tòa nhà C`LAND,số 154 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà NộiĐiện thoại: 086 799 2710
-------------------------- QUỸ NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI TM. BAN QUẢN LÝ ------------------------- Số TK: 0020135553248 Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Chi nhánh Hội Sở, Hà Nội
Danh sách ủng hộ quỹ
Doanh nhân
Ngày 15-5, tại Hà Nội, Hội truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh ...
Công lý | Chính sách
Chỉ hai vụ án hình sự không quá phức tạp, không quá rắc rối, đã cho ...
Liên kết website Mạng xã hội |