Ban chỉ đạo
Tin tức giải trí
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, cán bộ, giảng viên ĐH không ...
Lễ hội giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản diễn ra tại xứ sở hoa anh ...
Tiêu điểm
Mái trường từ Trái tim” là một dự án gây quỹ cộng đồng vì mục đích hỗ ...
|
![]() Đại tướng Võ Nguyên Giáp - sự kết nối diệu kỳ!Tuesday, 08/10/2013, 08:49:00 AM
Không về được Thủ đô Hà Nội, đến ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu, đứng trước di ảnh để tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhiều người dân đã chọn cho mình một cách tưởng niệm rất riêng, tỏ lòng thành kính với vị tướng - người anh hùng dân tộc - một nhân cách lớn.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Trung tâm nghệ thuật Tình Thương.
Tim con đau lắm, Người ơi Nghệ sĩ Nhân dân Tường Vi - “con chim ngứa cổ hót hay” - dù tuổi đã cao lại bị bệnh tiểu đường và huyết áp cao, lặng lẽ nhích từng bước một trong dòng người dài dằng dặc, để chờ được bước chân vào phòng khách ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu, dù chỉ trong giây phút được cúi đầu trước di ảnh của Đại tướng. Tuy nhiên sức khỏe không cho phép “dầm chân đứng đợi”, nữ nghệ sĩ đã chọn cho mình một cách tưởng niệm người anh, người đồng chí cùng trong quân ngũ, bằng cách ngồi một mình, lặng lẽ “đặt lên, đặt xuống” những tấm ảnh ghi lại những lần bà đến thăm Đại tướng, những lần Đại tướng dù tuổi cao sức yếu vẫn đến thăm Trung tâm Nghệ thuật tình thương do bà thành lập, đúng như lời dặn dò của Đại tướng khi bà nhận quyết định nghỉ hưu: “Cô nghỉ hưu nhưng phải nhớ là hưu không nghỉ nhé”.
Tất cả những kỷ niệm, ấn tượng không bao giờ quên với người anh Cả của lực lượng vũ trang dồn dập hiển hiện trong tâm trí nữ nghệ sĩ. Bà kể cho tôi nghe: “Mỗi tuần, Bác Hồ cho tổ chức chiếu phim một lần cho bảo vệ, cán bộ nhân viên ở Phủ Chủ tịch xem. Tôi được Bác nhắn tới xem. Đó là bộ phim của Triều Tiên, về một cô gái mồ côi đã phấn đấu trở thành một nghệ sĩ nhân dân. Xem xong phim, tôi mới hiểu vì sao Bác lại cho gọi tôi đến. Đang ngồi chờ thì thấy Đại tướng Võ Nguyên Giáp bước vào, thấy tôi ngồi cạnh Bác, ông giơ tay chào kiểu quân sự và hỏi: “Sao lính tôi lại ở đây?”. “Lính của tôi đấy chứ, chú Văn” - Bác Hồ mỉm cười. Ngừng trong giây lát, giọng bà chùng hẳn xuống: “Nghe tên và tài năng Tướng Giáp đã lâu, nhất là lần được đi dự Đại hội liên hoan thanh niên Bắc Mỹ, vừa nghe giới thiệu đoàn Việt Nam là cả hội trường vang lên những tiếng hô: “Việt Nam, Giáp, Giáp, Bác Hồ...”. Nay được gặp mặt cả Bác và Tướng Giáp, tôi thấy mình hổ thẹn, vì chưa đóng góp được gì nhiều cho cách mạng, trong khi bao người dũng cảm chiến đấu ở chiến trường, đâu đã được diễm phúc như mình. Tôi nhớ, năm 1979, sau lần lên chốt 800 (Lạng Sơn) hát phục vụ các chiến sĩ, về đến Hà Nội, Đại tướng gọi điện hỏi thăm tình hình chiến sĩ trên chốt. Tôi kể: Hơn 500 anh em ở chốt mà có mỗi cây đàn măng đô lin đứt dây. Sau đó, tôi được biết là Cục Tuyên huấn đã gửi đàn và sách cho chiến sĩ chốt 800...”. “Có lần Tướng Giáp nói với tôi như người anh dặn em: Đến với chiến sĩ, cô hãy ghi lại cảm xúc của mình. Tôi ngạc nhiên: Để làm gì hở anh? Ông mỉm cười, chậm rãi: Cô hát hay rồi, phải sáng tác nữa chứ. Đại tướng rất ít khen, nhưng mỗi lời nói của ông đều ẩn ý, đúng như tên gọi thân mật của ông: Anh Văn. Ai cũng nghĩ ông là nhà quân sự lỗi lạc, nhưng ông là người sống rất có tâm hồn, quan tâm đến những người lính bằng tình cảm của một người anh”. Nhạc sĩ khiếm thị Hà Chương, do bị ảnh hưởng chất độc da cam, ngay từ lúc lọt lòng, đã phải sống trong bóng tối, những tưởng cuộc đời của Hà Chương sẽ quanh quẩn với “lời ru buồn của bà, của mẹ”. Một lần đến thăm Trường Nguyễn Đình Chiểu (Đà Nẵng), Nghệ sĩ Nhân dân Tường Vi nghe được Hà Chương hát. Bằng con mắt nhà nghề, bà đưa Chương ra Hà Nội để có điều kiện học tập. Nữ nghệ sĩ đã sáng tác cho Chương bài hát: “Em lắng nghe tiếng đời”. Và chính bài hát này, Hà Chương đã hát cho Đại tướng nghe khi cùng mẹ Vi đến thăm ông tại nhà riêng. Vị tướng lừng lẫy nơi trận mạc đã khóc khi Hà Chương da diết: “Em không thấy trời xanh/ Em không thấy biển xanh/ Mà chỉ nghe lời thì thầm của sóng/ Em không thấy Tiên Sa/ Không thấy núi Sơn Trà/ Mà chỉ nghe lời ru buồn của bà/ Lời ru buồn của mẹ/ Đêm đêm ru em trong tiếng dân ca”. Vị tướng lặng người khi thấy cậu bé 15 tuổi, giơ hai bàn tay và nói: “Con không nhìn thấy ông, ông cho con được phép nhìn bằng đôi bàn tay”. Vị tướng trào nước mắt, cầm đôi bàn tay Chương đặt lên mặt mình và ôm Chương vào lòng. Nghe tin mẹ Vi báo Đại tướng mất, Hà Chương lặng lẽ ngồi một mình nhớ lại lời căn dặn của ông - vị tướng anh hùng của dân tộc - hôm đến thăm ông vào một ngày của năm 1997. Hà Chương trải lòng: “Những lời khuyên của ông chính là một trong những động lực giúp tôi vững tin hơn trong những sóng gió của cuộc sống. Xin gửi đến ông một nén hương, cùng với lòng biết ơn sâu sắc để tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Tim con đau lắm, Người ơi...” Mênh mang chào đón vị tiên lên trời Cộng đồng mạng đang truyền nhau hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp giản dị trong bộ quân phục, gương mặt sáng, nụ cười đôn hậu và dòng chữ: “Chào đồng bào, tôi đi”. Họa sĩ Lê Hoàng Anh (TPHCM) đã thiết kế hình ảnh này sau 45 phút nghe tin Đại tướng từ trần. Hoàng Anh viết gửi cho Lao Động: “Nghe tin Đại tướng mất, tôi không tin. Khi xác định tin buồn là chính xác, như bao người dân Việt khác, tôi rất xúc động, đau đớn. Nhưng với hình ảnh trên, tôi muốn truyền tải một thông điệp khác, với đồng bào cả nước: Đại tướng đã sống một cuộc đời oanh liệt và chói lọi, đã sống vì đất nước đến hơi thở cuối cùng. Ông đã hoàn thành sứ mệnh của mình một cách trọn vẹn nhất. Và ông ra đi thanh thản nhẹ nhàng. Chào đồng bào, tôi đi - lời nói giản dị, hình ảnh giản dị là điều tôi muốn diễn tả về ông phút ra đi...”. Cảm xúc của chàng họa sĩ trẻ còn trào dâng trong bài thơ “viết vội” với những câu: “...Tướng quân người đã đi rồi/ Áo bào rũ bụi, tay xuôi mà cười... Thành sứ mệnh, Người đi thanh thản/Nhẹ nhàng lòng về với tổ tiên/ Chiều thu nắng tỏa dịu hiền/Mênh mang chào đón vị tiên lên trời”... Các bạn trẻ thì gọi nhau xin CD bài hát “Tướng quân Võ Nguyên Giáp” của tác giả Bùi Hoàng Yến. Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho gia đình liệt sĩ - Ngô Thúy Hằng chia sẻ: “Khi nghe tin cụ mất, tôi vừa nghe bài hát trên vừa khóc. Tôi nghe đi nghe lại không biết bao lần ca khúc này. Âm hưởng trong ca khúc như con người của cụ, gợi một điều gì đó bình dị, nhưng gần gũi, quyết liệt mà vẫn thân thương. Cảm ơn nhạc sĩ Bùi Hoàng Yến, với ca từ dung dị, gần gũi, đã lột tả được những khúc khuỷu, thăng trầm trong cuộc đời của Đại tướng. Nhịp điệu trầm bổng, lên xuống, có lúc xuống đến tận cùng, có lúc ngân đến cao vút, có lúc nhanh, có lúc chậm, có lúc dồn dập như nhịp trống dồn quân. Có u uất, có chất chứa suy tư nhưng rồi cuối cùng cái hào sảng của người quân tử giữa thời cuộc này vẫn là âm hưởng chung, xuyên suốt toàn ca khúc. “Võ Nguyên Giáp tướng quân, tên người hai cuộc trường chinh, gắn theo nước mệnh nổi trôi, oai hùng. Không màng vinh hoa, không ngại buồn phiền, cả cuộc đời vì nước, vì dân, mắt nhìn phía trước thẳng bước. Hôm nay Người về đây, trên quê hương Quảng Bình, tay ôm Lệ Thủy, soi mình bên dòng Kiến Giang, mắt nhìn xa xăm, núi non giang sơn điệp. Nếu cuộc đời cho đi lại từ đầu, tướng quân vẫn sẽ đi lại trên con đường mà người đã đi”.
|
nghĩa tình đồng đội TRUNG TÂM HỖ TRỢ NHÂN ĐẠO NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI Văn phòng: Tòa nhà C`LAND,số 154 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà NộiĐiện thoại: 086 799 2710
-------------------------- QUỸ NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI TM. BAN QUẢN LÝ ------------------------- Số TK: 0020135553248 Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Chi nhánh Hội Sở, Hà Nội
Danh sách ủng hộ quỹ
Doanh nhân
Ngày 15-5, tại Hà Nội, Hội truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh ...
Công lý | Chính sách
Chỉ hai vụ án hình sự không quá phức tạp, không quá rắc rối, đã cho ...
Liên kết website Mạng xã hội |