Ban chỉ đạo
Tin tức giải trí
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, cán bộ, giảng viên ĐH không ...
Lễ hội giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản diễn ra tại xứ sở hoa anh ...
Tiêu điểm
Mái trường từ Trái tim” là một dự án gây quỹ cộng đồng vì mục đích hỗ ...
|
![]() Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bài 3: Người tạo ra các bước ngoặt cách mạng ở Bình - Trị - ThiênMonday, 02/12/2013, 11:25:00 AM
Trưởng thành trong phong trào Mặt trận dân chủ do Đảng lãnh đạo ở Huế, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã tỏ rõ bản lĩnh cách mạng, tài năng, trí tuệ, phẩm chất của một người lãnh đạo, được các đồng chí lớp trước mến phục, tin cậy.
Ngay từ năm 1938, trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên, đồng chí đã lãnh đạo nhân dân và dân biểu đấu tranh làm thất bại dự án tăng thuế của thực dân Pháp và chính quyền Nam Triều; tích cực xây dựng, mở rộng Mặt trận Dân chủ ở tỉnh nhà và phát huy ảnh hưởng tới các tỉnh bạn. Đặc biệt, đồng chí rất quan tâm và trực tiếp chỉ đạo xây dựng, tổ chức các hoạt động của Đoàn Thanh niên Dân chủ Thừa Thiên. Đó là một thắng lợi, một đóng góp to lớn của Đảng bộ Thừa Thiên trong cuộc tập dượt lần thứ hai trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Năm 1941, sau khi vượt ngục khỏi nhà tù đế quốc, đồng chí Nguyễn Chí Thanh về với nhân dân và cùng các đồng chí của mình bắt tay xây dựng lại cơ sở cách mạng. Chỉ một thời gian sau, nhờ sự lăn lộn với phong trào và bám sát nhân dân, đồng chí đã xây dựng lại cơ sở cách mạng trong quần chúng, khôi phục lại những cơ sở của Đảng bị địch đánh phá ở nhiều huyện trong tỉnh như Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc và ngay ở thành phố Huế, nơi đồng chí đã từng hoạt động sôi nổi trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ.
Cuối năm 1942, phong trào cách mạng Thừa Thiên Huế được phục hồi, Mặt trận Việt Minh các cấp vừa được hình thành cũng là lúc địch tiến hành đánh phá các cơ sở cách mạng, bắt cán bộ, đảng viên. Trong hoàn cảnh mất liên lạc với Trung ương, số đông cán bộ, đảng viên chủ chốt bị địch bắt, số còn lại lúng túng trước sự biến đổi của tình hình, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã tổ chức lại Đảng bộ và hình thành tổ chức Mặt trận, thành lập các đội tự vệ, chuyển tinh thần Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 về chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc tới phong trào cách mạng tại đây. Vai trò của đồng chí đối với phong trào cách mạng trong tỉnh, nhất là thời kỳ 1942 có ý nghĩa quan trọng, tạo ra một bước ngoặt mới của cách mạng Thừa Thiên Huế. Đây là những năm tháng đầy thử thách nhưng cũng là thời gian quyết định sự trưởng thành vượt bậc của đồng chí với những cống hiến xuất sắc vào việc chuẩn bị khởi nghĩa giành lấy chính quyền về tay nhân dân dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Trung ương Đảng ta. Tháng 8-1945, thay mặt tổ chức đảng ở Trung Kỳ, đồng chí đi dự Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào. Từ Tân Trào trở về, đồng chí đã truyền đạt nghị quyết Trung ương cho các đảng bộ trong Xứ ủy, chỉ đạo cuộc khởi nghĩa và chuẩn bị kế hoạch công tác sau khởi nghĩa. Ngày 23 tháng 8 năm 1945, Huế khởi nghĩa thắng lợi, cùng Hà Nội, Sài Gòn góp phần quyết định vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám trong cả nước. Ngay sau khởi nghĩa thắng lợi, đồng chí Nguyễn Chí Thanh triệu tập Hội nghị toàn Xứ để thống nhất tổ chức đảng ở miền Trung. Dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy do đồng chí làm Bí thư, Đảng bộ miền Trung đã lãnh đạo nhân dân toàn Xứ xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ; đồng thời, chuẩn bị lực lượng, sẵn sàng đối phó với quân Pháp đang núp bóng quân Đồng minh mưu toan trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, đồng chí Nguyễn Chí Thanh trực tiếp chỉ huy cuộc bao vây và đánh địch 50 ngày đêm quyết liệt ở mặt trận Huế. Trước sức mạnh tấn công của thực dân Pháp, lực lượng ta rút khỏi thành phố Huế, tiến hành kháng chiến trường kỳ. Sau khi mặt trận Huế bị vỡ, sức chiến đấu của bộ đội giảm sút, dân quân tự vệ nhiều nơi tan rã, phong trào kháng chiến tạm lắng xuống; quân và dân ta thiếu thốn vũ khí, lương thực và căn cứ địa an toàn. Thực dân Pháp chiếm đóng khắp nơi, nhiều cơ sở cách mạng ở đồng bằng và ven đô bị mất, buộc ta phải chuyển cơ quan và cán bộ lên vùng rừng núi; nhiều đảng viên ở các địa phương bị bắt, bị giết, có người giảm sút tinh thần, một bộ phận quần chúng nhân dân hoang mang, lo sợ... Trước tình thế hiểm nghèo đó, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị vào đầu năm 1947 do đồng chí Nguyễn Chí Thanh chủ trì, quyết định đẩy mạnh kháng chiến, củng cố, xây dựng lại cơ sở; đưa cán bộ, đảng viên trở về địa phương hoạt động để nắm lấy quần chúng nhân dân mà đấu tranh, kiên quyết không để mất dân, mất đất. Lòng quyết tâm, niềm tin tưởng, tinh thần lạc quan cách mạng thể hiện ở lời tổng kết hội nghị của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Chí Thanh: “Mất đất chưa phải là mất nước. Chúng ta phải tranh thủ từng người, từng thôn. Chúng ta không để mất dân, chết cũng không rời cơ sở. Chúng ta nhất định thắng”. Nhờ đó, sau một thời gian tạm lắng, phong trào cách mạng tại Bình - Trị - Thiên đã vươn lên hòa nhập cùng với phong trào cả nước; trở thành một mặt trận sôi động và cực kỳ anh dũng, góp phần chặn đứng âm mưu chia cắt chiến lược và mở rộng chiến tranh ra Thanh - Nghệ Tĩnh của thực dân Pháp. Trong chiến công chung đó, có sự đóng góp quan trọng của đồng chí Nguyễn Chí Thanh. Đồng bào, đồng chí ở mặt trận này đều gọi: “Nguyễn Chí Thanh là linh hồn cuộc kháng chiến Bình - Trị - Thiên”.
|
nghĩa tình đồng đội TRUNG TÂM HỖ TRỢ NHÂN ĐẠO NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI Văn phòng: Tòa nhà C`LAND,số 154 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà NộiĐiện thoại: 086 799 2710
-------------------------- QUỸ NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI TM. BAN QUẢN LÝ ------------------------- Số TK: 0020135553248 Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Chi nhánh Hội Sở, Hà Nội
Danh sách ủng hộ quỹ
Doanh nhân
Ngày 15-5, tại Hà Nội, Hội truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh ...
Công lý | Chính sách
Chỉ hai vụ án hình sự không quá phức tạp, không quá rắc rối, đã cho ...
Liên kết website Mạng xã hội |