Ban chỉ đạo
Tin tức giải trí
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, cán bộ, giảng viên ĐH không ...
Lễ hội giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản diễn ra tại xứ sở hoa anh ...
Tiêu điểm
Mái trường từ Trái tim” là một dự án gây quỹ cộng đồng vì mục đích hỗ ...
|
![]() Cảnh khốn cùng của người cựu chiến binh giàThursday, 31/05/2012, 14:19:00 PM
Sau khi giải ngũ, những vết thương cũ khiến sức khỏe của ông xuống dốc nhanh chóng, không thể làm việc nặng, gánh gia đình đè nặng trên vai một mình người vợ yếu ớt nên cảnh nghèo cứ đeo đẳng suốt 30 năm qua.
Sau khi giải ngũ, những vết thương cũ khiến sức khỏe của ông xuống dốc nhanh chóng, không thể làm việc nặng, gánh gia đình đè nặng trên vai một mình người vợ yếu ớt nên cảnh nghèo cứ đeo đẳng suốt 30 năm qua.
Đến thăm căn nhà đất của ông Ngô Ngọc Thuấn tại thôn Nhơn Nghĩa, xã Sa Nhơn, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum chẳng ai dám nghĩ đó lại là nơi che mưa chắn gió cho 5 con người ở vùng rừng núi đại ngàn lắm lũ, nhiều mưa này. Căn nhà nhỏ chừng 25m2, thấp tè, tường làm bằng cốt tre đắp đất, cửa nẻo xập xệ như có thể đổ sập bất cứ lúc nào…
![]() Căn nhà đắp đất như có thể đổ bất cứ lúc nào
Bà Phạm Thị Hưng (sinh năm 1955), vợ ông Thuấn rơm rớm nước mắt cho hay: “Sau ngày ông nhà tôi xuất ngũ, sức khỏe ông yếu quá chẳng làm việc nặng được. Bao nhiêu việc nương rẫy đều đổ lên vai tôi, mà sức tôi có khỏe khoắn gì cho cam, bên nách lại thêm một bầy con nheo nhóc… Thế nên, cái cảnh nghèo khổ cứ đeo đẳng mãi!”. Ông Ngô Ngọc Thuấn nhập ngũ từ tháng 10/1976 tại đại đội 4, tiểu đoàn 865, lữ đoàn 126 lính thủy đánh bộ. Ông từng cùng đơn vị của mình tác chiến tại chiến trường Campuchia những năm 1978 – 1979. Đến năm 1980 thì ông xuất ngũ với tỷ lệ thương tật 12%, tham gia xây dựng kinh tế mới tại đồn điền của đại đội 10, tiểu đoàn 720, sư đoàn 33 (ở huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk). Đến năm 1986, cả gia đình ông chuyển lên vùng rừng núi Kon Tum để khai phá đất đai, gầy dựng sản nghiệp cho riêng mình. Thế nhưng, sau thời gian dài chiến đấu ở chiến trường và làm lụng khổ cực ở vùng cao nguyên, sức khỏe của ông Thuấn xuống hẳn, không thể đảm nhiệm việc đồng áng, bà Phạm Thị Hưng phải thay vai chồng… Bà Hưng than thở: “Lúc ấy tôi thì một nách 3 con nhỏ, sức khỏe cũng chẳng tốt mấy nên cũng không khai phá được gì. Đến giờ vẫn lãnh khoán đất của thôn mà cày cấy, trồng bắp trồng mì kiếm sống thôi… Muốn làm một cái nhà cho ra hồn để sống cũng không có khả năng”. Ông Thuấn cũng cho biết là Hội Cựu chiến binh xã Sa Nhơn cũng đã lên kế hoạch xin cho gia đình ông một căn nhà tình nghĩa. Thế nhưng, bao nhiêu hồ sơ giấy tờ quân nhân của ông qua nhiều đợt di chuyển nơi cư trú đã không còn nữa. Ông về nơi cư trú trước đây (thôn Ô Mễ, xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, Thái Bình) để tìm kiếm cũng không còn giấy tờ lưu trữ. Thế nên, đến nay tuổi đã về già nhưng ông vẫn phải chui rúc trong căn chòi mục nát… Lúc xuất ngũ ông được xác định thương tật 12%, thuộc dạng nhẹ nên cũng không được chế độ thương binh nhận trợ cấp thường niên… Do vậy, càng về sau thì cuộc sống gia đình ông càng kém đi khi sức khỏe cả vợ lẫn chồng ngày càng yếu. Tưởng rằng về già có con cháu đỡ đần nhưng ai ngờ cô con gái thứ 2 của ông bà (chị Ngô Thị Hồi, sinh năm 1986) càng lớn càng “dở người”, theo cách nói tránh của bà con vùng quê là bị ngớ ngẩn, không phát triển bình thường như người ta. Lớn lên, một trai làng “vô tình” để lại cho chị cái thai, khi đứa bé ra đời thì anh trai làng… đi đâu mất, để lại cô gái ngớ ngẩn và đứa bé nhỏ cho ông bà ngoại nuôi.
![]() Hai vợ chồng già yếu, bệnh tật còn phải nuôi con ngớ ngẩn, cháu trẻ thơ
Họa vô đơn chí, 1 ha ruộng khoán của thôn giao năm 2009 cũng bị cơn lũ số 9 lịch sử bồi lấp mất, dù ông bà bỏ ra nhiều công sức dọn dẹp cũng không phục hồi được, cả năm cũng chỉ thu được… 1 bao lúa. Bao nhiêu cà phê mới vay vốn hộ nghèo trồng được 3 năm, chuẩn bị thu hoạch cũng bị bão lũ lật mất, chẳng còn lại gì. Thế là, cả nhà 5 miệng ăn chỉ còn biết trong chờ vào đồng tiền làm thuê, cuốc mướn của anh con trai út là Ngô Ngọc Thiếu (sinh năm 1988) nên chẳng lúc nào thấy đủ ăn chứ nói gì đến chuyện ở hay học hành… Ông Thuấn lại yếu sức, hay đau ốm, nhiều bệnh tật. từ năm 1997 – 1999, gia đình đã nhiều lần dành dụm cho ông đi chữa, phát hiện nhiều bệnh như đau bao tử, thấp khớp… nhưng không có tiền để chữa dứt điểm. Cơn đau cứ đến liên miên, nhiều lúc đau không dạy được nhưng chỉ biết uống thuốc giảm đau để cầm cự qua ngày chứ không dám đi viện chữa trị. Bà Phạm Thị Hưng thở dài: “Mới mấy ngày trước thôi chứ xa xôi gì, ổng đau đến ngất đi ấy chứ. Nhưng chỉ biết… chờ cho nó tự qua thôi chứ chẳng có tiền lấy gì đi chữa. Tôi có đau ốm thì cũng cắn răng nhịn thôi. Số cả nhà tui nó khổ thì cam chịu vậy chứ biết làm sao giờ!”. Bà Lê Thị Hậu, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Sa Nhơn cảm khái: “Trong 54 hộ nghèo của xã thì hộ cô Phạm Thị Hưng là khó khăn nhất. Nhà đã thiếu nhân lực, phương tiện sản xuất lại có nhiều người đau ốm, bệnh tật…”. Bà Phạm Thị Hưng chỉ lo khi sức khỏe mình ngày càng kém, không thể lên nương nổi thì người chồng bệnh tật, cô con gái ngớ ngẩn và đứa cháu nhỏ của mình lấy ai lo...
Tùng Nguyên
|
nghĩa tình đồng đội TRUNG TÂM HỖ TRỢ NHÂN ĐẠO NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI Văn phòng: Tòa nhà C`LAND,số 154 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà NộiĐiện thoại: 086 799 2710
-------------------------- QUỸ NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI TM. BAN QUẢN LÝ ------------------------- Số TK: 0020135553248 Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Chi nhánh Hội Sở, Hà Nội
Danh sách ủng hộ quỹ
Doanh nhân
Ngày 15-5, tại Hà Nội, Hội truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh ...
Công lý | Chính sách
Chỉ hai vụ án hình sự không quá phức tạp, không quá rắc rối, đã cho ...
Liên kết website Mạng xã hội |